Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến đường ruột: Bộ não thứ hai của chúng ta

  Đọc trong 4 phút

Chia sẻ

Hệ thống thần kinh điều hòa hoạt động đường ruột của chúng ta hiện đã được các nhà khoa học công nhận là “bộ não thứ 2” của cơ thể. Các chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình tiêu hoá cũng báo hiệu cho não bộ khi cơ thể có gì bất ổn1.

"Bộ não thứ hai" này được tạo thành từ hàng nghìn tỷ vi khuẩn tương tác với hệ thần kinh đường ruột. Có nhiều nghiên cứu cho rằng hệ vi khuẩn đường ruột và các phụ phẩm của chúng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, nhận thức, hành vi cũng như sự trao đổi chất của bạn1.

Cùng tìm hiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do căng thẳng gây ra.

Khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ có những cảm giác khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc cảm giác bồn chồn, lo lắng. Đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng có sự tương quan giữa các tín hiệu thần kinh được dẫn truyền từ đường ruột đến não và ngược lại2 3.

Đau Bụng

Vì hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò bảo vệ và duy trì sức khỏe của chúng ta, nên khi sự mất cân bằng xảy ra do căng thẳng thì một trong những triệu chứng đầu tiên bạn gặp phải thường là đau bụng. Đây là cách cơ thể của bạn thông báo rằng có gì đó đang không ổn. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng việc bảo vệ và duy trì sức khỏe tổng thể nói chung và cả sức khỏe tinh thần nói riêng4 5.

Tiêu Chảy

Khi tình trạng rối loạn đường ruột do căng thẳng gây ra ngày càng nghiêm trọng sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh tiêu chảy. Do ruột của bạn đang yếu và dễ bị tổn thương trước đó nên sẽ khiến phân khó cứng lại trước khi được bài tiết ra ngoài6.

Buồn Nôn

Rối loạn tiêu hoá do bởi căng thẳng thường đi kèm hiện tượng tích tụ hơi trong đường ruột. Khi áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày do khí đẩy lên cơ hoành. Chứng buồn nôn có thể điều trị dễ dàng, nhưng khi bạn gặp căng thẳng thì nó có khả năng sẽ tái đi tái lại nhiều lần7.

Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn phòng ngừa các cơn đau liên quan đến đường ruột.

Thư Giãn và Tập Thể Dục

Bạn nên thường xuyên thực hiện những hoạt động giúp giảm mức độ căng thẳng. Đối với một số người thì thiền định và tập thở là hoạt động giúp họ thư giãn. Còn đối với một số khác thì hoạt động tập thể dục được yêu thích hơn chẳng hạn như yoga mang lại cả lợi ích về thư giãn lẫn tập luyện thân thể cùng một lúc8.

Men Vi Sinh

Men vi sinh là những vi sinh vật sống và hoạt động được đặt tên theo từ tiếng Hy Lạp “pro bios” có nghĩa là “cho cuộc sống”. Khi được dùng với số lượng vừa đủ, những vi sinh vật này sẽ có lợi cho sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Dưới đây là một số điều bạn cần biết9:

Khi nào nên sử dụng men vi sinh

Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên dùng men vi sinh liên tục trong khoảng 3-4 tuần với số lượng tối thiểu là một tỷ lợi khuẩn mỗi ngày. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên dùng men vi sinh liên tục trong khoảng 3-4 tuần với số lượng tối thiểu là một tỷ lợi khuẩn mỗi ngày.

Hiệu quả và lợi ích của men vi sinh

Những hiệu quả và lợi ích mà men vi sinh mang lại sẽ không chỉ dừng ở một đường ruột khỏe mà còn nhiều hơn nữa khi chúng ta tuân thủ một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Men vi sinh có khả năng thúc đẩy sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Những men vi sinh này sẽ được bảo toàn nguyên vẹn khi đi qua dạ dày và đến ruột, tại đây chúng sẽ sản sinh ra các lợi khuẩn thực hiện các chức năng có lợi cho đường ruột của bạn11.

Luôn giữ một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi cuộc sống rơi vào trạng thái căng thẳng thì bạn cần giữ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đường ruột không rơi vào trạng thái mất cân bằng. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn12:

Căng thẳng và đường ruột: Chúng có liên quan gì đến nhau?

Chúng ta chỉ có một trục ruột-não duy nhất, nên các triệu chứng của dạ dày, ruột và căng thẳng sẽ tác động qua lại lẫn nhau. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp đau bụng hoặc các rối loạn tiêu hóa xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng. Ví dụ16:

Việc nghĩ đến thức ăn hoặc một bữa ăn ngon miệng cũng có thể làm tiết dịch vị ngay cả khi thức ăn chưa được tiêu thụ.16

Đường ruột khi gặp vấn đề có thể gửi tín hiệu đến não cũng giống như khi bộ não gặp vấn đề sẽ gửi tín hiệu đến đường ruột của bạn; do đó, đau bụng hoặc rối loạn đường ruột có thể là nguyên nhân gây căng thẳng và ngược lại3.